5 câu hỏi thường gặp liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp

admindavilaw
01/02/2024
0

Thành lập doanh nghiệp là vấn đề không còn mới nhưng vẫn được nhiều người quan tâm. Cùng DaviLaw trả lời một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp sẽ cần những hồ sơ, giấy tờ gì?

Hiện nay, dưới chính sách đơn giản hoá, cắt giảm các thủ tục hành chính, các khâu trong đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được giảm bớt phần nào. Tuy nhiên, vẫn cần những bước chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cơ bản để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của doanh nghiệp cũng như để gia tăng tính kiểm soát của nhà nước. 

Để tránh rủi ro pháp lý, cần chuẩn bị kỹ các giấy tờ thủ tục

 

Tùy thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà sẽ có quy định về hồ sơ khác nhau. Hồ sơ thành lập công ty, đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm: 

Doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục 3 của Luật Đầu tư 2020.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao công chứng các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục 3 của Luật Đầu tư 2020.

Công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định  tại Mục 3 của Luật Đầu tư 2020.

Các thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp

Các trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại phòng đăng ký kinh doanh, được quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, việc đăng ký bao gồm các bước cụ thể  như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Người này phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.

Việc nộp hồ sơ có thể tiến hành qua các cách sau:

  • Cách 1: Doanh nghiệp tự tra cứu quy định về đăng ký doanh nghiệp để chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Cách 2: Doanh nghiệp truy cập vào website của Sở Kế hoạch và Đầu tư, sử dụng “Dịch vụ phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” để chuẩn bị hồ sơ.
  • Cách 3: Doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin đăng ký doanh nghiệp và liên hệ Phòng Đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ soạn hồ sơ theo đúng thứ tự và loại hình doanh nghiệp.
Việc nắm rõ quy trình hồ sơ thủ tục thành lập công ty giúp cho công việc đăng ký diễn ra thuận lợi, tránh rủi ro

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Ở bước này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình và trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là cơ sở để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Việc nhận được giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ trở thành cơ sở pháp lý cho người sáng lập doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Điều này giúp họ có quyền khiếu nại khi cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đúng thời hạn và không thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Doanh nghiệp/Người thành lập doanh nghiệp/Người được ủy quyền sẽ lấy số thứ tự để nộp hồ sơ theo các cách sau:

  • Cách 1: Đặt giờ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh bằng cách gọi cho tổng đài 1080.
  • Cách 2: Lấy số thứ tự trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký. Từ đó làm cơ sở để cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ có thể đăng ký thời gian trả kết quả. Người nhận kết quả có thể đăng ký trả kết quả qua bưu điện hoặc đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh theo ngày hẹn trên biên nhận.

5 câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh. Kéo theo đó là sự thành lập của các doanh nghiệp với mục đích phát triển nền kinh tế và tạo lợi nhuận. Dần dần, vấn đề pháp lý về doanh nghiệp được mọi người quan tâm rất nhiều. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp.

Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Cán bộ, công chức, viên chức sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó theo quy định tại điểm b, d Khoản 20 Luật phòng chống tham nhũng 2015 cũng cấm cán bộ công chức, viên chức hành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). 

Ngoài ra, khoản 3 Điều 14 Luật viên chức 2010 cũng quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian như sau: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy công chức, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp mà chỉ có quyền góp vốn, mua cổ phần nhưng không được tham gia vào việc quản lý, điều hành công ty.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới các cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW và ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hiện nay có 2 loại giấy phép kinh doanh, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sở KH-ĐT tỉnh/thành cấp sau khi tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của Hồ sơ.
  • Giấy phép hộ kinh doanh cá thể: Phòng kinh tế của quận/ huyện cấp sau khi nhận được đơn xin cấp phép của hộ kinh doanh cá thể.

Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định về các cơ quan đăng ký doanh nghiệp:

  • Cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Gọi tắt là Phòng Đăng ký kinh doanh)
  • Cấp Huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện). 

Thành lập doanh nghiệp mất bao lâu?

Việc thành lập doanh nghiệp mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thời gian cụ thể được quy định như sau:

STT Tên thủ tục Thời hạn thực hiện Thời gian giải quyết
1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp   03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2 Thông báo mẫu con dấu Trước khi sử dụng hay khi có thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu, công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở. Ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho công ty và đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (1-3 ngày).

 

Chi phí thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Thành lập doanh nghiệp cần tốn một số tiền nhất định. Sau đây là chi phí thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần phải thanh toán:

  • Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Khoản lệ phí này được đóng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lệ phí: 200.000 VNĐ
  • Phí con dấu: 100 – 400 VND (Phụ thuộc vào mẫu con dấu cũng như địa chỉ khắc con dấu doanh nghiệp lựa chọn)
  • Phí đăng ký bố cáo doanh nghiệp: Trong 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành bố cáo thành lập trên báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp. Chi phí dao động: 300.000 – 1.000.000 (Tùy báo)
  • Phí mua chữ ký số và hóa đơn: Phí mua chữ ký số khoảng 1.000.000 – 1.300.000 VNĐ trong 4 năm tùy theo nhà cung cấp. Phí in hóa đơn: 150.000 VNĐ/ 5 cuốn
  • Ngoài ra còn một số chi phí khác như làm biển hiệu, thuế môn bài (nếu có), lệ phí làm hồ sơ khai thuế ban đầu.

Làm sao để biết một đơn vị có cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có uy tín hay không?

Có nhiều người muốn thành lập công ty nhưng còn e ngại do không nắm rõ các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hay các quy định của nhà nước về mặt hàng kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, họ thường ưu tiên lựa chọn thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn doanh nghiệp uy tín để gửi gắm niềm tin cũng vô cùng quan trọng. Khi thuê dịch vụ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khâu tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập công ty có chi tiết, đầy đủ hay không?
  • Thời gian hoàn thành các thủ tục thành lập công ty có nhanh không?
  • Chi phí dịch vụ có hợp lý không? Tuy nhiên các bạn không nên vì ham rẻ mà lựa chọn các địa chỉ không uy tín.

Bên cạnh đó, để việc đăng ký kinh doanh được thuận lợi, bạn cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho bên dịch vụ như: Thông tin thành lập doanh nghiệp; Giấy chứng thực cá nhân hợp lệ; Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu.

Lý do tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại DaviLaw?

Là một công ty được thành lập từ 2010 với gần 50 Luật sư và chuyên gia pháp lý, DaviLaw tự hào là đối tác đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sau đây là các lý do tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại DaviLaw:

  • Tư vấn chuyên sâu: Chúng tôi có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Bạn sẽ được hướng dẫn, giúp đỡ một cách chi tiết, giúp đảm bảo rằng quy trình diễn ra suôn sẻ và không gặp phải vấn đề pháp lý.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc đăng ký doanh nghiệp có thể là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Hiểu rằng thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy chúng tôi cam kết giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách xử lý mọi thủ tục một cách nhanh gọn và chính xác.
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Với kiến thức chuyên sâu về pháp luật doanh nghiệp, chúng tôi đảm bảo rằng quá trình đăng ký của bạn sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành. Điều này có thể giúp bạn tránh được những rủi ro và vấn đề pháp lý phát sinh trong tương lai.
  • Dịch vụ toàn diện: DaviLaw không chỉ cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp mà còn hỗ trợ trong các lĩnh vực khác như tư vấn pháp luật về đầu tư; tư vấn pháp luật lĩnh vực BĐS công nghiệp/KCN/Cụm công nghiệp/Dự án đầu tư; tư vấn mua bán – sáp nhập doanh nghiệp,…. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn từ khi bắt đầu cho đến khi phát triển mạnh mẽ.
Tôn chỉ mục đích của DVL Lawfirm là hỗ trợ, đồng hành và là điểm tựa pháp lý cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và khách hàng.

Với DaviLaw, bạn không chỉ nhận được dịch vụ đăng ký doanh nghiệp chất lượng mà còn tận hưởng sự an tâm và chuyên nghiệp từ đối tác pháp lý đáng tin cậy của mình. Hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp bạn.

Kiều Anh – Chuyên viên Tư vấn

Liên hệ với Davilaw qua:

Trụ sở chính: Tầng 10 tòa A3 Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liên, Hà Nội

Chi nhánh HCM: Phòng 301, 303, 305, 307, Nhà khách Học viện Hành chính Quốc gia, Cổng số 2, Số 10 (234), Đường 3 tháng 2, P.12, Q.10. TP Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *