Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về đấu thầu ngày càng hoàn thiện, với nhiều hình thức đấu thầu được quy định rõ ràng, phù hợp với từng loại dự án, quy mô và phương thức lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, việc hiểu rõ từng hình thức đấu thầu, điều kiện áp dụng là điều không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững và vận dụng hiệu quả.
Theo quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013, có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Vậy các hình thức đấu thầu đó là gì? Hãy cùng DVL Lawfirm tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các hình thức đấu thầu theo quy định trong Luật Đấu thầu 2013
Theo quy định trong mục 1 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư chương 2 Luật đấu thầu 2013, có 8 hình thức đấu thầu sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
3 hình thức đấu thầu phổ biến hay được áp dụng nhất
Thực tế cho thấy trong tổng số 8 hình thức đấu thầu trên chỉ có 3 hình thức được các nhà thầu được áp dụng phổ biến nhất đó là: đấu thầu rộng rãi; chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu. Những thông tin dưới đây sẽ làm rõ lý do 3 hình thức này lại trở nên phổ biến và hay được áp dụng tới vậy
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư mà không giới hạn số lượng người tham gia. Tất cả các thông tin liên quan tới dự án đấu thầu đều phải được công khai trên các trang phương tiện truyền thông đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức lựa chọn nhà thầu tốt nhất, tạo ra sự cạnh tranh cao trong quá trình đấu thầu
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật đấu thầu 2013.
Để tìm hiểu những thay đổi, quy định mới về hình thức đấu thầu rộng rãi, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: Quy định mới về Đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023
Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức để lựa chọn nhà thầu được áp dụng với các gói thầu được pháp luật quy định, bên mời thầu sẽ yêu cầu các nhà thầu báo giá và lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, qua fax, qua thư điện tử hoặc các phương tiện khác. Đây là một hình thức vô cùng đơn giản, tiết kiệm thời gian và các thủ tục.
Căn cứ vào điều 23 Chào hàng cạnh tranh trong Luật đấu thầu 2013:
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Hiện nay, chào hàng cạnh tranh qua mạng đang rất phổ biến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đặc biệt là đối với các gói thầu quy mô nhỏ
Chỉ định thầu
Đây là hình thức đấu thầu phổ biến nằm trong 3 hình thức đấu thầu đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi sự đơn giản trong quá trình lựa chọn nhà thầu và sự ngắn gọn trong thời gian diễn ra quá trình chỉ định thầu. Vậy chỉ định thầu được áp dụng khi nào ?
Theo điều 22, mục 1 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Luật đấu thầu 2013) quy định đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu thì hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
- Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
- Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
- Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, DVL Lawfirm cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện trong lĩnh vực đấu thầu và hợp đồng, bao gồm:
- Tư vấn pháp lý về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất
- Đấu thầu dự án PPP (hợp tác công – tư)
- Soạn thảo, đàm phán, rà soát hợp đồng kinh tế, hợp đồng đầu tư
- Giám sát thực hiện hợp đồng dự án
Nếu bạn đang cần đối tác tin cậy đồng hành trong từng giai đoạn – từ chuẩn bị hồ sơ, đấu thầu đến ký kết và triển khai hợp đồng cho các thương vụ đầu tư, hãy liên hệ ngay với DVL Lawfirm để được tư vấn chi tiết.
_______________________
Về DVL Lawfirm:
Công ty Luật TNHH Davilaw (viết tắt là DVL Lawfirm) là một trong những hãng luật hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, và giải quyết tranh chấp thương mại.
DVL Lawfirm có mạng lưới các đối tác rộng và có mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam.
DVL Lawfirm cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên sâu sau:
- Tư vấn đầu tư & pháp lý doanh nghiệp: Hỗ trợ thành lập, tái cấu trúc công ty; tư vấn M&A; tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp FDI, đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam.
- Giải quyết tranh chấp & tranh tụng: Đại diện khách hàng tại tòa án và trọng tài thương mại trong các vụ tranh chấp hợp đồng, lao động, thương mại…
- Đấu thầu & hợp đồng: Tư vấn pháp lý về đấu thầu; đấu thầu các dự án PPP; soạn thảo hợp đồng đầu tư – thương mại…
- Sở hữu trí tuệ & công nghệ: Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý vi phạm bản quyền, tư vấn hợp đồng chuyển nhượng công nghệ – dữ liệu số.
- Luật lao động & thuế doanh nghiệp: Tư vấn và xử lý tranh chấp lao động, soạn thảo hợp đồng lao động, tư vấn thuế doanh nghiệp.
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt: Luật sư nội bộ theo gói tháng/quý/năm, kiểm tra pháp lý toàn diện (legal health check), hỗ trợ doanh nghiệp vận hành đúng luật.
Vì sao nên chọn DVL Lawfirm?
- Đội ngũ luật sư & chuyên gia hàng đầu
- Dịch vụ pháp lý linh hoạt & chuyên sâu
- Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối
- Hỗ trợ khách hàng 24/7, đồng hành lâu dài
DVL Lawfirm – nhà cung cấp dịch vụ pháp lý, đối tác chiến lược đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững!